Giảm giá!

Tín ngưỡng thờ trời của người Việt Tây Nam Bộ

Giá gốc là: 250,000₫.Giá hiện tại là: 190,000₫.

Học là nhu cầu muốn tìm tòi khám phá những gì xung quanh còn chưa hiểu, còn giới hạn, bởi vậy người xưa thường nói: đạo học vô bờ bến. Vì càng tò mò, con người càng lao vào kiếm tìm. Tôi chính là một gã như vậy.  Tôi sinh ra và lớn lên từ làng, hàng ngày luôn nghe những người thân quen, xóm làng kêu trời, kêu đất, chứng kiến mỗi buổi tối nội tôi, má tôi hay ra bàn thờ trời thắp nhang, còn nhỏ tôi chỉ biết họ cúng trời vậy thôi. Lớn lên có cơ hội đi nhiều nơi, tôi nhận ra tập tục quê mình không phải nơi nào cũng có, cũng thờ. Chính sự hiếu kỳ ấy đưa tôi đến với việc nghiên cứu về đề tài Tín ngưỡng thờ Trời của người Việt Tây Nam Bộ này. Đây là tác phẩm của kẻ mới tập tành bước vào công việc nghiên cứu, nếu không có sự chỉ dạy của quý thầy cô Khoa Văn hóa học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thì tác phẩm này của tôi khó mà hoàn thành. Đặc biệt người mà tôi luôn mang ơn chính là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan An luôn chỉ dẫn, chia sẻ giúp tôi có nhiều góc độ tiếp cận vấn đề.

Như tôi đã nói, đây là tác phẩm đầu tay của kẻ mới tập tành làm khoa học nên không tránh khỏi sai sót, mong quý bạn đọc, quý thầy cô niệm thứ và mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cô và quý bạn đọc gần xa.

Chúng tôi hy vọng tác phẩm này sẽ hỗ trợ nhiều độc giả mới tập tành nghiên cứu và anh chị em đồng nghiệp có thêm một nguồn tư liệu tham khảo.

Trân trọng cảm ơn

Mô tả

“Tín Ngưỡng Thờ Trời Của Người Việt Tây Nam Bộ” của tác giả Nguyễn Cưng là một tác phẩm đầy chiều sâu, mở ra một cánh cửa khám phá về văn hóa và tín ngưỡng đặc sắc của người dân miền Tây. Cuốn sách không chỉ đơn thuần là một nghiên cứu lịch sử hay tôn giáo, mà còn là hành trình tìm hiểu những giá trị tinh thần, những niềm tin và sự kết nối sâu sắc giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ.

Nguyễn Cưng, với khả năng kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và cảm nhận văn hóa dân gian, đã khắc họa một bức tranh sống động về tín ngưỡng thờ Trời – một trong những tín ngưỡng cổ xưa, gắn liền với đời sống tâm linh của cộng đồng người Việt miền Tây. Những nghi lễ, phong tục, và những câu chuyện xung quanh tín ngưỡng này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên về sự phong phú và đa dạng của các hình thức thờ cúng, từ các nghi thức đơn giản cho đến các lễ hội long trọng, từ việc thờ cúng trên đồng ruộng cho đến trong không gian gia đình.

Cuốn sách không chỉ giúp người đọc hiểu rõ hơn về một nét văn hóa đặc trưng của Tây Nam Bộ, mà còn mở ra những suy ngẫm về mối quan hệ giữa con người và đất trời, giữa tín ngưỡng và đời sống thực tế. Những giá trị tâm linh này đã được bảo tồn và phát triển qua bao thế hệ, tạo nên một hệ thống niềm tin độc đáo và bền vững.

Với lối viết dễ hiểu nhưng không kém phần sâu sắc, Nguyễn Cưng đưa người đọc vào một hành trình khám phá đầy thú vị, khiến chúng ta cảm nhận được sự gắn bó mật thiết của người dân miền Tây với tín ngưỡng thờ Trời và sự tôn trọng đối với thiên nhiên, đất đai, và ông bà tổ tiên.

Nếu bạn yêu thích văn hóa dân gian, tín ngưỡng, và muốn tìm hiểu một khía cạnh quan trọng của đời sống tâm linh miền Tây, “Tín Ngưỡng Thờ Trời Của Người Việt Tây Nam Bộ” chắc chắn sẽ là một cuốn sách không thể bỏ qua!

 

LỜI NÓI ĐẦU

DANH MỤC HÌNH ẢNH

DẪN NHẬP

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG

1.1.1. Văn hóa

1.1.2. Tín ngưỡng

1.1.3. Tín ngưỡng từ góc nhìn văn hóa học

1.1.4. Thờ cúng

1.2. TỌA ĐỘ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI VIỆT TÂY NAM BỘ

1.2.1. Không gian văn hóa

1.2.2. Chủ thể văn hóa

1.2.3.  Thời gian văn hóa

1.3. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2 CÁC LOẠI HÌNH THỜ CÚNG TRỜI CỦA NGƯỜI VIỆT TÂY NAM BỘ            39

2.1. QUAN NIỆM TRỜI VÀ NGUỒN GỐC THỜ TRỜI CỦA NGƯỜI VIỆT TÂY NAM BỘ

2.1.1. Quan niệm Trời

2.1.2. Nguồn gốc thờ Trời của người Việt Tây Nam Bộ

2.2. THỜ CÚNG TRỜI TRONG GIA ĐÌNH

2.2.1. Bàn Thờ Thiên và Thiên Quan Tứ Phước

2.2.2. Thờ Trời trong Đạo Phật giáo Hòa Hảo

2.2.3. Thờ Trời trong Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa

2.2.4. Thờ Cửu Thiên Huyền Nữ (Bà Trời)

2.2.5. Thờ Thiên Bàn

2.3. THỜ CÚNG TRỜI TRONG CÁC CƠ SỞ THỜ TỰ CỦA CỘNG ĐỒNG

2.3.1. Thờ Trời trong đình làng

2.3.2. Thờ Trời trong các Thánh thất của Đạo Cao Đài

2.3.3. Trời được phối thờ trong Chùa

2.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

 

CHƯƠNG 3 TÍN NGƯỠNG THỜ TRỜI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI VIỆT TÂY NAM BỘ

3.1. SO SÁNH TÍN NGƯỠNG THỜ TRỜI CỦA NGƯỜI VIỆT TÂY NAM BỘ VỚI NGƯỜI VIỆT BẮC BỘ VÀ TRUNG BỘ

3.2. ĐẶC ĐIỂM TÍN NGƯỠNG THỜ TRỜI CỦA NGƯỜI VIỆT TÂY NAM BỘ

3.3. VAI TRÒ CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ TRỜI TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT TÂY NAM BỘ

3.3.1. Tín ngưỡng thờ Trời là chỗ dựa tâm linh của người Việt Tây Nam Bộ trong công cuộc khai mở đất phương Nam

3.3.2. Tín ngưỡng thờ Trời góp phần cố kết cộng đồng

3.3.3. Tín ngưỡng thờ Trời góp phần gìn giữ và lưu truyền văn hóa dân tộc

3.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

DANH MỤC HÌNH ẢNH

 

Hình 1-1 Bản đồ hành chính Tây Nam Bộ

Hình 1-2 Dòng chảy và một đoạn sông Mê Kông

Hình 1-3 (A) Người Việt, (B) Người Hoa

Hình 1-4 (A) Người Khmer, (B) Người Chăm

Hình 2-1 (A) Bàn thờ Thiên trên mũi ghe, (B) Bàn thờ Thiên trước sân nhà

Hình 2-2 Thiên Quan Tứ Phước

Hình 2-3 Bàn Thiên hai tầng

Hình 2-4 Bà Cửu Thiên Huyền Nữ

Hình 2-5 Thiên Bàn trong một số gia đình người Việt theo Đạo Cao Đài ở Tây Nam Bộ

Hình 2-6 Thiên Nhãn (mắt Trời)

Hình 2-7 Ngọc Hoàng Thượng Đế

Hình 2-8 Tượng Ngọc Hoàng được phối thờ trong Chùa Tây An Cổ Tự (Châu Đốc, An Giang)

DẪN NHẬP

 

Tây Nam Bộ là vùng đất được sáp nhập sau cùng vào lãnh thổ Việt Nam. Nơi đây có khí hậu ấm áp, chỉ có hai mùa mưa và khô, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, ở đây có diện tích trồng lúa lớn nhất cả nước. Tây Nam Bộ là nơi hội tụ và giao lưu nhiều nền văn hóa trên thế giới. Nơi sinh sống của nhiều dân tộc như: Việt, Hoa, Khmer, Chăm,… nhưng phần lớn là người Việt. Người Việt chỉ mới đến đây định cư hơn 300 năm. Lưu dân Việt đến vùng đất Tây Nam Bộ với một khao khát tìm sự tự do, hạnh phúc, no ấm và họ đã trụ lại được trên mảnh đất này. Họ đã mang theo những giá trị tinh thần được ông cha tích lũy qua hàng nghìn năm đến vùng đất mới, đó là những phong tục, tập quán, hệ thống tín ngưỡng và tôn giáo.

Người Việt là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Nghề nông, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Ngay từ đầu người Việt đã sớm ý thức được điều đó và cho rằng phải sống hòa thuận với tự nhiên, cố gắng sống sao không làm phật lòng tới các vị thần tự nhiên như: trời, đất, mây, mưa, sấm, chớp,… Nếu không họ sẽ bị trừng phạt, làm ảnh hưởng tới mùa màng. Tư tưởng này lâu ngày hình thành tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và được người Việt mang theo đến vùng đất Tây Nam Bộ. Song không phải là rập khuôn thuần túy mà đã có sự giao lưu và tiếp biến với các lưu dân khác, tạo nên một hệ thống tín ngưỡng đặc thù trên vùng đất mới. Trong các tín ngưỡng dân gian thì tín ngưỡng thờ Trời được phổ biến khắp vùng Tây Nam Bộ.

Mục đích nghiên cứu

Tín ngưỡng thờ Trời là một bộ phận không thể tách rời trong nghiên cứu tín ngưỡng văn hóa dân gian của người Việt Tây Nam Bộ. Thông qua việc nghiên cứu chúng tôi muốn tìm hiểu nội dung tín ngưỡng thờ trời, vai trò tín ngưỡng trời trong đời sống người Việt Tây Nam Bộ, góp phần hiểu biết văn hóa tín ngưỡng người Việt Nam Bộ và rộng hơn là văn hóa của các cư dân vùng đất Tây Nam Bộ.

Quyển sách này tập trung nghiên cứu các hình thức thờ cúng Trời trong gia đình và ở các cơ sở thờ tự cộng đồng của người Việt ở Tây Nam Bộ.

 

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tín ngưỡng thờ trời của người Việt Tây Nam Bộ”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *