Anh ngữ du lịch & Học thuật

Nơi tình yêu tiếng anh thăng hoa, nơi cơ hội mở cửa

TRUYỀN THUYẾT VÀ SỰ CHUYỂN MÙA KẾT HỢP NHƯ THẾ NÀO ĐỂ TAO RA TẾT TRUNG THU?

Truyện dân gian kể rằng, mùa thu là quãng thời gian khi vợ chồng nhà Chúc Nữ và Ngưu Lang được phép gặp nhau từ hai đầu dãi Ngân Hà cách trở. Vào Trung Thu, nước mắt họ rơi lã chã xuống đất thành mưa, gọi là mưa Ngâu, không giống như mưa rào mùa hạ hay mưa dầm gió bấc mùa đông.

Nhưng có một điều chắc chắn rằng, nét đặc sắc nhất của mùa thu Việt Nam là trăng. Vào mùa thu có nhiều đêm trăng tỏ hơn các mùa khác trong năm. Theo Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, nhà lịch pháp học người Việt nổi tiếng, thì trong nhiều thế kỷ qua, các nhà chép sử đã ghi lại tỉ mỉ thời gian hoạt động (theo âm-dương lịch) của động đất, nhật thực, và Tết Trung Thu không trăng sang. Các ghi chép này cho thấy trong suốt một nghìn năm qua, chỉ có khoảng dăm bảy đêm Trung Thu không được ngắm trăng vì trời mưa.

Mùa thu là thời điểm có nhiều đêm trăng sáng hơn các mùa khác trong năm
Mùa thu là thời điểm có nhiều đêm trăng sáng hơn các mùa khác trong năm

Người Trung Hoa và Việt Nam gọi Trăng mỗi nơi một khác, Người Hoa coi Trằng là tiêu biểu cho âm, hay “đàn bà”. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán, nhiều nhà thơ, nhà văn Việt Nam cũng gọi Trăng là “Ả Nguyệt”, “Chị Hằng”.

Thế nhưng văn học dân gian Viêt Nam lại coi Trăng là “đàn ông”, hay dương, cho nên mới có cách gọi “Ông Trăng” hay “Ông Giẳng, Ông Giăng” (do trẻ con nói ngọng từ “Ông Trăng”).

Ca dao Việt Nam vẫn còn truyền tụng đến ngày nay:

Ông Trăng mà lấy mụ Trời

Tháng năm ăn cưới, tháng mười nộp cheo.

Vào những đêm Trung Thu, nhìn những chỗ đen phớt xanh trên mảnh trăng tròn vành vạnh và sang vằng vặc, người ta tưởng tượng ra nhiều sự tích liên quan. Người Hoa tưởng tượng ra câu chuyện vợ chồng nàng Hằng Nga. Hằng Nga lấy cắp thuốc “trường sinh bất tử” của chồng là Hậu Nghệ rồi bay lên cung trăng. Nàng trở thành tiên, không bao giờ chết, song sống cô đơn trong cung Quảng Hàn mênh mông và lạnh lẽo.

Hình ảnh chị Hằng luôn gắn liền với Trung Thu
Hình ảnh chị Hằng luôn gắn liền với Trung Thu

Người Việt thì lại nghĩ ra câu chuyện “Cây đa, chú Cuội”. Cuội là một chú bé nhà nghèo phải cắt cỏ chăn trâu cho địa chủ. Nhưng cậu lại có tật hay nói dối mọi người. Cuối cùng chẳng ai đoái hoài đến cậu. Cậu phải bay lên cung Trăng ôm gốc cây đa.

Đồng dao Việt Nam còn lưu truyền rằng:

Thằng Cuội ngồi gốc cây đa

Để trâu ăn lúa, gọi cha ời ời

Cha còn cắt cỏ trên trời

Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên

Ông thì câm bút, cầm nghiên

Ông thì cầm tiền đi chuộc lá đa…

Mặc đù nhưng câu đồng dao trên không theo một lô-gic nào và hết sức tối nghĩa, những chỗ ngô nghê và hóm hỉnh của nó vẫn làm người ta thích thú và hóm hỉnh của nó vẫn làm người ta thích thú và nhớ mãi. Hàng triệu trẻ em Việt Nam thuộc long bài đồng dao này. Chú Cuội trở thành một nhân vật “nổi tiếng” trong tâm tưởng người Việt, một biểu tượng của kẻ nói dối trơn tru – “nói dối như Cuội”.

Chú Cuội là một nhân vật “nổi tiếng” trong tâm tưởng người Việt
Chú Cuội là một nhân vật “nổi tiếng” trong tâm tưởng người Việt

Tết Trung Thu cũng đúng vào giữa mùa cốm. Nhiều nơi trong nước làm cốm, nhưng cốm làng Vòng, Hà Nội vẫn nổi tiếng và được ưa chuộng nhất.

Tháng Tám âm lịch cũng đánh dấu mùa cưới ở đất kinh kỳ. Có anh chàng nôn nóng giục nàng về sính lễ cưới xin:

Để anh mua cốm, mua hồng sang sêu…

Cốm xanh để bên cạnh hồng chin đỏ tạo thành một bức tranh sáng sủa, hòa hợp. Suốt cả buổi chiều ngày Tết Trung Thu, những bà mẹ và những cô con gái tíu tít bày cỗ Trung Thu trên mâm, gồm các loại trái cây như kế, bưởi, hồng, chuối, và bánh Trung Thu, được mang một cái tên chung là “bánh Trung Thu”. Đến đêm, khách khứa cùng người nhà vui vẻ phá cỗ, ngắm trăng thu

Bàn tư vấn