Nền văn minh Trung Hoa phát triển và hưng thịnh trên bờ sông Hoàng Hà. Nền văn minh sớm nhất phát triển ở Trung Hoa là nền văn minh nhà Thương. Nó kéo dài từ năm 1765 tới năm 1122 TCN. Sau đó, triều đại nhà Thương bị lật đổ bởi triều đại nhà Chu vào thế kỷ thứ 12 TCN.
Đời Sống Tôn Giáo Của Người Trung Hoa
Vào triều đại nhà Thương, triều đại sớm nhất mà chúng ta biết đến, người Trung Hoa thờ rất niều vị thần, các vị thần thời tiết và các vị thần trên trời, trong số đó có một vị thần cao hơn được gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế, người cai trị các vị thần khác. Người dân sống dưới triều nhà Thương cũng tin rằng tổ tiên của họ – cha mẹ và ông bà trở nên giống các vị thần khi họ chết đi, vì vậy tổ tiên cũng muốn được thờ cúng như các vị thần. Mỗi một gia đình thờ cúng tổ tiên cho riêng mình.
Vào triều đại nhà Chu ( khoảng năm 1100 TCN), người Trung Hoa cũng tôn thờ một lực lượng siêu nhiên được gọi là Trời mà chúng ta vẫn thường dịch là Chúa Trời. Cũng giống như Ngọc Hoàng Thượng Đế, Chúa Trời cai trị tất cả các vị thần khác.
Khoảng năm 600 TCN, dưới thời Đông Chu, và trong vòng 200 năm tiếp theo, có rất nhiều tư tưởng mới về tôn giáo Trung Hoa. Trước tiên, một nhà triết học Trung Hoa tên là “Lão Tử” (có thể chỉ có trong truyền thuyết), sáng tạo ra triết học đạo Lão, vốn đã trở nên phổ biến. Đạo Lão cho rằng con người không nên cố gắng làm theo ý mình bằng sức mạnh, mà bằng sự thỏa hiệp và chỉ sử dụng sức mạnh của thiên nhiên làm sự trợ giúp. Đấy là triết học một phần và niềm tin tôn giáo một phần. Những người theo Lão giáo tin rằng có một sức mạnh vũ trụ thông ban cho các sinh vật và cho rằng sức mạnh đó là cần thiết để có một cuộc sống hạnh phúc.
Sau Lão Tử không lâu, một học giả Trung Hoa khác là Khổng Tử đã đưa ra một hệ thống triết học khác được gọi là “ Khổng Giáo”, vốn không đồng tình với đạo Lão Giáo, nhưng cũng đã trở nên rất phổ biến.
Trong thời kỳ này còn có hai trường phái triết học khác nữa, một được đề xướng bởi Mạc Tử. Trường phái này cho rằng để đạt được hạnh phúc, mọi người phải ứng xử với người khác giống hệt như ứng xử với người thân trong gia đình của mình; và trường phái tôn sùng luật Pháp (một hình thức giống như Khổng giáo), vốn tin rằng con người có bản chất xấu và cần được giữ trật tự bởi những luật chặt chẽ nghiêm khắc và cần có hình phạt đích đáng nhằm tạo lập trật tự và hòa bình.
Đạo Phật Trở Nên Phổ Biến ở Trung Hoa Khi Nào?
Khoảng năm 500 SCN, vào thời kỳ Tam Quốc đạo Phật lần đầu tiên du nhập tới Trung Hoa từ Ấn Độ, nơi mà Đức Phật đã sống và là nơi đạo Phật bắt đầu. Thực tế, có những người theo đạo Phật ở Trung Hoa từ triều đại nhà Hán vào khoảng năm 50 SCN, nhưng số lượng đã tăng đáng kể từ dưới thời Tam Quốc. Một số người theo đạo Phật đã bị các vị vua đàn áp, nhưng nói chung đạo Phật đã trở nên phổ biến và được chấp nhận. Ví dụ, hoàng hậu nhà Đường là một Phật tử. Nhưng đạo Lão vẫn phát triển mạnh mẽ ở Trung Hoa.
Dưới thời nhà Tống ( khoảng năm 1000 SCN), một nhánh của đạo Khổng kết hợp với đạo Phật và trở nên phổ biến. Các học giả đã đọc lại các văn tự triết học của Khổng Tử bằng thuật ngữ của đạo Phật để cố gắng giảng giải cho những Phật tử ý nghĩa của chúng.
Cơ Cấu Kinh Tế Của Trung Hoa
Ở Trung Hoa, cũng như ở Tây Á, Châu Phi, Châu Âu khoảng 10.000 năm trước. Mọi người đều dành hầu hết thời gian của họ để làm nông. ở Bắc Trung Hoa, người ta chủ yếu trồng lúa mì, trong khi ở Miền Nam của Trung Hoa chủ yếu là trồng gạo. Nhưng việc buôn bán cũng phát triển ở Trung Hoa, và giữa Trung Hoa với Phương Tây.
Một số các thương gia đi xuống phía Nam đến Ấn Độ và một số thì theo con đường Tơ Lụa phía Bắc Turkestan và Uzbekistan để đến Đế Quốc Ba Tư. Người dân chủ yếu mang tơ lụa đến Phương Tây, và nhập lại vàng. Lần đầu tiên, người ta sử dụng vỏ ốc làm bằng tiền ở Trung Quốc vào năm 1800 TCN, giữa thời nhà Thương. Sau đó người ta sử dụng tiền kim loại bắt chước các võ ốc rồi sau đó là những chuỗi tràng hạt được gọi là tiền mặt. Chúng ta không biết được ý tưởng làm tiền kim loại có chữ viết trên chúng, được đảm bảo bởi triều đình, có phải xuất phát từ Tây Âu hay không, nhưng có những đồng tiền bằng đồng kẽm, chính xác ở Trung Hoa vào khoảng những năm 400 TCN dưới thời nhà Chu.
Người Trung Hoa Đã Mặc Trang Phục Gì?
Nói chung người Trung Hoa mặc áo chùng không tay (giống như những áo phong dài), phụ nữ mặc áo chùng dài xuống đến tận đất, với các dây thắt lưng, và đàn ông mặc những chiếc áo chùng ngắn hơn, chỉ tới đầu gối của họ. Đôi khi họ mặc những chiếc áo khoác trùm lên áo chùng của họ. Vào mùa đông khi trời lạnh giá, người ta mặc những chiếc áo khoác được đệm lót trùm lên áo chùng, và đôi khi là những chiếc quần lót ở dưới chúng.
Ban đầu ở Trung Hoa, những người nghèo làm quần áo của họ bằng sợi gai. Những người giàu thì mặc tơ lụa. Trong suốt triều đại nhà Tùy vào những năm 500 SCN, Hoàng đế quyết định rằng tất cả những người nghèo phải mặc trang phục màu xanh hoặc đen, và chỉ những người giàu mới có thể mặc trang phục có màu sắc. Vào thời nhà Tống, Khoảng năm 1100 SCN, những người phụ nữ có mốt bó chân đã bắt đầu ở trong cung điện của nhà vua. Phụ nữ biết rằng để đẹp họ cần đôi chân nhỏ, chỉ dài khoảng 3 inch. Họ có được cặp chân nhỏ bằng cách gói chặt, quấn những dải băng chặt quanh đôi chân của những bé gái nhỏ, khoảng 5 hoặc 6 tuổi.
Sự Phát Triển Nghệ Thuật Trong Giai Đoạn từ 1766 đến 1122 TCN
Khoảng năm 2000 TCN, người Trung Hoa đã học cách làm đồng thau từ đồng và thiếc từ người Tây Á. Họ bắt đầu làm nhiều bình và những tấm bản từ đồng thiếc để được dùng cho việc thờ cúng các vị thần. Ngay từ khi bắt đầu, những đồ vật này có chất lượng cao.
Khoảng năm 1300 TCN, những người thống trị thời nhà Thương đã đem đến những bình rót bằng đồng thiếc với những câu khắc trên đó từ Hà Nam vào khoảng năm 1100 TCN, Những chiếc bình đồng và những chiếc hộp bằng đồng thiếc được đúc trong khuôn đúc bằng cách sử dụng kỹ thuật đổ khuôn bằng thiếc, đất sét và cát. Thông thường chúng được đúc theo nhiều mảnh nhỏ khác nhau và sau đó được hàn lại với nhau bằng đồng thiếc hoặc thiếc nóng chảy.
Một số chúng khá đơn giản với chỉ một vài đường cắt trên chúng. Một số những chiếc bình và li có chân khác có nhiều chi tiết tràn trí mang tính chất hư cấu được gắn bên ngoài chúng. Một số là thiết kế trừu tượng , số khác minh họa cây cối và động vật hoặc các con vật trong truyền thuyết, chẳng hạn như những con rồng. Một số minh họa những con quỹ, hoặc những khuôn mặt người. Đến cuối triều đại nhà Thương khoảng năm 1200 TCN, người ta bắt đầu viết thông điệp trên những chiếc bình hoặc những chiếc cốc bằng đồng thiếc bằng cách sử dụng những hình tượng Trung Hoa đầu tiên.
Nghệ Thuật Đã Phát Triển Như Thế Nào Trong Triều Đại Nhà Chu
Trong suốt triều đại nhà Chu, hình dạng của những chiếc bình thường phức tạp hơn thời trước đó. Khi mà ngày càng nhiều người học viết hơn, thì việc viết những câu trên những chiếc bình đã trở nên phổ biến hơn. Người ta làm những chiếc bình bằng đồng thiếc đặc biệt tưởng nhớ tổ tiên của họ và viết những câu khắc dài về cuộc sống của chính họ, vì vậy tổ tiên và con cháu của họ có thể biết được những gì họ đã làm. Nhiều chiếc bình được làm dưới hình dạng các con vật như những con chim hoặc những con rồng.
Đến cuối thời Đông Chu, khoảng năm 300 TCN, các nghệ nhân bắt đầu tạo ra những bức hình Trung Hoa đầu tiên có nhiều người và phong cảnh, thường là các cảnh săn bắn. Họ cũng tiếp tục tạo ra những vật trang trí và các chi tiết trang trí bằng ngọc bích với nhiều hình dạng phức tạp được khắc lên chúng. Các kỹ thuật gốm sứ cũng đã trở nên tinh vi hơn, với những chiếc bình được nung nóng (việc này làm cho chúng trở nên chắc hơn) và đôi khi có những lớp men trên bề mặt.
Cũng vào thời Đông Chu, người Trung Hoa lần đầu tiên đã bắt đầu tạo ra các loại hình nghệ thuật khác. Đặc biệt ở miền Nam Trung Hoa, người ta đã bắt đầu tạo ra những đồ vật có lớp sơn bóng, nhựa có màu đỏ của cây bóng kiến được sơn lên gỗ, Họ đã sử dụng nước sơn bóng để làm các hộp, bát đĩa thậm chí các tượng nhỏ và đẹp. Vào cuối thời Đông Chu vào khoảng năm 300 TCN, người ta cũng bắt đầu vẽ các cảnh quan có người và phong cảnh lên lụa .
Hai Dòng Triết Học Chính Của Trung Hoa Là Gì Và Ai Đã Phát Triển Chúng?
Nhà triết học lớn đầu tiên sống ở Trung Hoa là Lão Tử. Ông sống vào khoảng năm 600 TCN, dưới thời Đông Chu, Ông đã thiết lập nên triết học Lão giáo mà khuyên rằng người ta nên cố gắng để sống hài hòa với vạn vật hơn là chống lại nó. Thay vì sống theo những nguyên tắc và luật pháp nghiêm ngặt, con người nên cố gắng làm theo các tự nhiên của vũ trụ và theo cách này cuộc sống của họ sẽ trở bên dễ dàng và hạnh phúc hơn.
Lão Tử đã bắt đầu giảng dạy tư tưởng Lão Giáo. Một nhà triết học khác là Khổng Tử không đồng ý với những ý kiến của Lão Tử. Khổng Tử sống vào khoảng năm 550 TCN cũng dưới thời Đông Chu đã dạy rằng người ta nên mang lấy trách nhiệm của họ với xã hội và làm việc theo pháp luật và phong tục của xã hội. Nếu mọi người đều là công thần tốt, thì toàn bộ cộng đồng sẽ trở nên tốt đẹp và mọi người sẽ trở nên hạnh phúc hơn.
Thực Phẩm Chính Của Người Trung Hoa
Có một bằng chứng khảo cổ cho thấy việc trồng lúa dọc theo sông Trường Giang đã có từ đầu năm 5000 TCN. Người ở Miền Bắc Trung Hoa đã thu thập những cây kê và câu lúa miến. Họ đã ăn chúng sau khi nấu thành một loại cháo đặc. Thực phẩm khác nữa cũng gắn kiền với Trung Hoa là Chè. Đầu tiên những người miền Bắc Trung Hoa đã bắt đầu ăn lúa mì suốt thời nhà Thương, khoảng vào năm 1500 TCN. Lúa mì không phải là loài cây bắt nguồn từ Trung Hoa, người ta mang nó đến từ miền Tây Á. Vì vậy, gạo, kê, lúa miến và lúa mì là những thực phẩm chính ở Trung Hoa.
Ở Miền Nam Trung Hoa, hầu hết mọi người đều ăn cơm. Một số người đã mua hoặc trồng rau để ăn cùng với cơm. Đậu hành và dưa leo là những cây bắt nguồn từ Trung Hoa. Người Trung Hoa cũng có cam & chanh, đào và mơ. Cũng vào đầu đời nhà Hán, vào khoảng năm 100 SCN, người Trung Hoa đã bắt đầu chế biến lúa mì và gạo của họ thành những sợi mì dài.
(Bản dịch Tiếng Anh về Nền văn minh Trung Hoa sẽ có trong mục “Tài liệu du lịch Tiếng Anh)