Anh ngữ du lịch & Học thuật

Nơi tình yêu tiếng anh thăng hoa, nơi cơ hội mở cửa

MÓN ĂN PHỔ BIẾN NHẤT DỊP TẾT TRUNG THU LÀ GÌ?

Đó Là Bánh Trung Thu

Bánh trung thu là đặc sản Trung Thu của Việt Nam, có vị ngọt. Nếu bánh ngon, có khi ăn cả cái không ngán. Nếu không, chỉ một miếng cũng đã quá nhiều. Công thức bánh quyết định bánh ngon, ngậy, dẻo hay không, hoặc có thể để được lâu mà không bị hỏng.

Bánh Trung Thu có nhiều vị, kiểu cũ và kiểu mới. Theo nhà quản lý xưởng bánh Long Xương ở quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, những chiếc bánh trung thu do người Hoa quanh khu Chợ Lớn làm. Khẩu vị truyền thống của bánh Trung Thu người Hoa là ngọt sắt, béo ngậy và vị thảo mộc. Một số thợ làm bánh lâu đời trong nghe làm nhân thập cẩm với lạp xưởng, xá xíu, vây cá, trộn với các loại thảo mộc và gia vị, nhất là gừng khô, theo công thức riêng, có vị mằn mặn, ngòn ngọt.

Bánh Trung thu có nhiều vị khác nhau
Bánh Trung thu có nhiều vị khác nhau

Bánh Trung Thu miền Bắc cũng ngọt nhưng ít ngậy hơn bánh miền Nam. Nhân bánh thường thơm mùi lá chanh, vỏ quýt, vỏ bưởi. Bánh dẻo Hà Nội ngon đặc biệt. Hương hoa bưởi dậy ngất ngay từ khi cắn miếng bánh đầu tiên vào lớp vỏ bánh làm từ gạo nếp.

Một số nhà sản xuất bánh Trung Thu ở thành phố Hồ Chí Minh, như Kinh Đô, Đồng Khánh, Ái Huê, Hỷ Lâm Môn, còn thêm vào bánh nhân dừa sữa, khoai môn sữa, sầu riêng, đậu sanh, ca-cao, hạnh nhân. Một vài nhà sản xuất trong thành phố cho thêm rượu whisky vào nhân bánh để có vị đặc biệt. Tiệm Thành Long ở  thành phố Hồ Chí Minh còn làm bánh chay không có cholesterol và ít ngọt.

Nhiều loại bánh khác chịu ảnh hưởng từ bên ngoài Việt Nam. Khách sạn Equatorial làm bánh kiểu Malaysia từ đậu đỏ, dầu vừng, hạt sen, lá thơm. Họ còn phủ ra ngoài bánh mốt lớp sô cô la. Bánh hiệu Sain Honore của Hồng Kong cũng có nhiều vị, trong đó có đậu nành vị cam, sen trắng, đỗ đen, hạt sen vị trà.

Hầu hết bánh Trung Thu có hình tròn hoặc vuông. Tuy nhiên, có một số có hình lợn hoặc cá.

Bánh Trung Thu với nhiều hình dáng
Bánh Trung Thu với nhiều hình dáng

Bánh Trung Thu có thể ăn ngay sau khi ra lò nhưng ăn đúng lúc thì ngon hơn. Thông thường bánh sau khi ra lò nướng phải để sau ba ngày để chất dầu trong nhân thấm ra, làm mềm vỏ bánh và tạo vị thơm béo đặc trưng, Bánh mới nướng thường khô và cứng. Tuy vậy, theo ông Lưu Lập Chánh, chủ hiệu bánh Hỷ Lâm Môn, thì hiện nay, với công nghệ hiện đại và công thức mới, dầu có thể thấm ra vỏ bánh chỉ sau 12 giờ, mặc dù làm theo cách này thì bánh không ngon bằng cách làm ba ngày truyền thống.

Bánh Trung Thu thường chứa nhiều đường và ca lo. Theo công ty bánh kẹo Kinh Đô, một chiệc bánh nhân đậu sanh năng 200 gram cung cấp khoảng 700kcal/ngày. Ba yếu tố dễ làm tang cân là bột, béo và ngọt thì bánh Trung Thu có đầy đủ cả. Lượng đường chiếm trung bình 40-60% trọng lượng bánh. Như vậy một chiếc bánh Trung Thu trung bình nặng 200gr chứa 100gr đường. Loai bánh Trung Thu có nhiều đường, thịt quay, mỡ và dầu ăn trong nhân còn cung cấp nhiều năng lượng hơn.

Bánh Trung Thi rất dễ bảo quản. Trong điều kiện bình thường, bánh có thể giữ được khoảng 15 ngày. Các laoij bánh đựng trong hộp chân không – bánh dựng trọng hộp kín có gói bột hút ẩm hay bột o-xi, và bánh được xử lý bằng cực tím – để được lâu hơn, nhưng không nên để bánh quá 1 tháng. Đối với các loại bánh để trong điều kiện bình thường được một vài tháng mà không mốc thì người tiêu dùng phải cẩn thận, bởi vì có thể nhà sản xuất đã sử dụng loại bột chống mốc có hại cho sức khỏe.

Bàn tư vấn