Anh ngữ du lịch & Học thuật

Nơi tình yêu tiếng anh thăng hoa, nơi cơ hội mở cửa

TẠI SAO CÓ TÊN SÀI GÒN? SÀI GÒN CÓ PHẢI LÀ PHIÊN ÂM CỦA MỘT TỪ GỐC TIẾNG VIỆT HAY TIẾNG HÁN.

TẠI SAO CÓ TÊN SÀI GÒN? SÀI GÒN CÓ PHẢI LÀ PHIÊN ÂM CỦA MỘT TỪ GỐC TIẾNG VIỆT HAY TIẾNG HÁN.

WHY THE NAME “ SAI GON” IS “ SÀI GÒN” THE PHONETIC TRANSCRIPTION OF AN ABORIGINAL VIETNAMESE OR CHINESE WORD?

Most historian accept the explanation that the name “sai gon” lifted its pronunciation from Vietnamese word for the kapok or ceiba tree. Ceiba pentandra, which is known as “ cay goong” or “ cay gon” in Vietnamese. Ceiba trees reach height of forty metres, have palmate leaves, and large bell-shaped flowers. Their thick, woody seepods contain a fiber that resembles cotton. Years ago, this fiber was commonly used for mattresses.

DỊCH: Hầu hết các sử gia đều chấp nhận lời giải thích là cái tên Sài Gòn có gốc phiên âm từ tiếng Việt chỉ cây Ceiba Pentandra, có nghĩa là “ cây goong” hay “ cây gòn”. Cây gòn có thể cao tới 40 mét, có lá hình chân vịt và hoa nở to hình cái chuông. Vỏ quả gòn dày, giống như gỗ, có chứa một loại sợi giống như bông. Trước đây người ta thường sử dụng loại sợi này để làm đệm.

The city’s present name “ Antoine Brebion noted in the Revue indochinoise ( Indochinese review, 1911), come from the large number of ceiba trees surrounding the old earth-built fortifications. Sai gon consists of two parts, Saigon in chinese means “wood” and “gon” in Vietnamese mean “ceiba”.

DỊCH: Học giả Antoine Brebion đã ghi chú trong tạp chí Đông Dương (Revue Indochinoise ) năm 1911 rằng cái tên hiện nay của thành phố có nguồn gốc từ rất nhiều cây gòn mọc xung quanh các chuyến lũy đắp bằng đất trước đây. Từ sài gòn bao gồm 2 phần: “sài” trong tiếng Hán có nghĩa là “gỗ” và từ “gòn” trong tiếng việt có nghĩa là “ceiba” (cây gòn).

According to Guidas Madroile’s Manuel du Voyageur en indochine du Sud  (Handbook for the traveller in South Indochina, 1928), missionaries were already using “Saigon” forest of ceiba tree, in their letters during the eighteenth century. However, this explanation does not seem convincing for syntactic reason. If “sai gon” were a Vietnamese word translated as “ forest of ceiba tree”, then the order of the words would be inverted into “gon”+ “sai”. Moreover, Vietnamese compound words formed from Sino (sai) and Vietnamese (gon) elements are extremely rare. Futher “sai” means “ wood” not “forest”.

DỊCH: Trong cuốn cẩm nang du lịch Đông Dương ( Manuel Du Voyageur en indochine du sud) xuất bản năm 1928, tác giả Guidas Madroile  cho rằng các nhà truyền giáo đã sử dụng từ “ Sài gòn, rừng cây gòn” trong các bức thư của họ vào thế kỷ 18. Tuy nhiên, cách giải thích này có vẻ không mang tính thuyết phục về mặt cú pháp. Nếu “sài”+”gòn” là một từ tiếng việt được dịch là “ rừng cây gòn” thì trật tự sắp xếp các từ phải chuyển thành “gòn”+”sài”. Hơn nữa, các từ ghép tiếng việt được cấu thành từ một từ tiếng Hán “ sài” và một từ tiếng việt “gòn” là cực kỳ hiếm. Thêm nữa “sài” có nghĩa là “gỗ” chứ không phải là “rừng”.

Two Vietnamese professors- Pham thieu and ca van thinh- explain that Chinese traders from Guangdong- Province pronounced “cay gon” (ceiba) as “ thay ngon”, which means “ urban center on the bank of a river and near a dam”. The original meaning of the word “cay gon” is thus completely distorted. One also wonders why the southern chinese would transcribe “ sai gon” as “ tay cong” if the reasons were purely phonetic. In any case, it is clear that the etymology of “ sai gon” deserves deeper study.

DỊCH: Hai giáo sư Việt Nam- Phạm Thiều và Ca Văn Thỉnh- giải thích rằng các thương nhân Trung Quốc từ tỉnh Quảng Đông phát âm từ “ cây gòn” là “ thây ngôn”, có nghĩa là “ trung tâm đô thị trên bờ một con sông và gần một cái đập”. Nghĩa gốc của từ “cây gòn” vì thế hoàn toàn bị bóp méo. Người ta cũng băn khoăn nếu như chỉ đơn thuần là lý do phiên âm thì tại sao người Nam Trung Hoa lại phiên âm từ “ Sài Gòn” là “ Tây Cống”. trong bất kỳ trường hợp nào cũng cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng hơn từ nguyên của từ “ Sài Gòn”.

Bàn tư vấn